top of page

Sự kết nối gia đình chính là động lực để con cái trưởng thành hơn

“Gia đình là một tế bào trong xã hội” – gia đình phát triển tốt sẽ giáo dục những đứa trẻ tốt và góp phần xây dựng một xã hội tốt.


Sự kết nối trong gia đình luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, điều này có lẽ ai cùng hiểu. Nhưng đây cũng chính là những vấn đề mà nhà khoa học tại Đại học Harvard (Mỹ) nghiên cứu trên các gia đình thuộc các nhóm xã hội khác nhau.

Cùng với IEG Global và Nghechame xem lại những yếu tố tạo nên sự phát triển của một đứa trẻ liên quan đến nền tảng gia đình. Từ đó, nghechameIEG hy vọng cha mẹ có thể thấu hiểu và cùng xây dựng nên một môi trường an toàn, gần gũi và tin tưởng trong mỗi đứa trẻ.


Nghechame NghechameIEG Nghề Cha Mẹ IEG Global

1, Gia đình chính là chìa khóa thành công của mỗi đứa trẻ


268 sinh viên Nam Harvard đã tham gia làm đối tượng nghiên cứu trong một dự án nghiên cứu lớn của Đại học Harvard trong suốt 70 năm. Sức khỏe tinh thần và thể chất, cùng với những thành công và thất bại của họ đều được ghi nhận chi tiết. Kết quả đã ghi nhận rằng, một cuộc sống thành công và hạnh phúc của những sinh viên này phụ thuộc vào việc anh ta có một gia đình yêu thương và những mối quan hệ trong gia đình gắn bó tích cực.


2, Gia đình gắn kết đặt nền tảng cho những mối quan hệ tích cực của con cái trong tương lai


Loài người là động vật xã hội – có nghĩa là chúng ta rất cần những gắn kết xã hội mang tính hỗ trợ và tích cực cho sự phát triển của mình. Đối với các con, những mối quan hệ đầu tiên trong đời đến từ nơi mà con được sinh ra và lớn lên – gia đình, cha mẹ. Vì thế, cách mà cha mẹ gắn kết với con cái chính là nền tảng khiến các con học hỏi và hành xử theo như một tấm gương. Mối quan hệ của cha mẹ với con tốt đẹp sẽ định hình nên cách mà con xây dựng các mối quan hệ của mình với xã hội trong tương lai một cách ý nghĩa và có định hướng tự thân rõ ràng.


3, Gia đình có thể tác động đến sự phát triển của não bộ con trẻ


Những trải nghiệm tuổi thơ của con trẻ trong tương tác với gia đình và cha mẹ sẽ thiết lập nên những thói quen học tập, vui chơi, tình cảm, giá trị sống của con, sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Não bộ của con trẻ luôn luôn phát triển qua các giai đoạn khác nhau. Việc một gia đình có các tương tác tích cực sẽ đóng góp cho sự phát triển lành mạnh ấy. Gia đình ấy còn trực tiếp kiến tạo nên những thay đổi tích cực trong con, học tập tốt hơn, vui chơi khỏe mạnh, kiên trì và các kỹ năng xã hội.


4, Gia đình góp phần củng cố sức khoẻ tinh thần và thể trạng vui khoẻ của con


Khi con đến độ tuổi tiền trưởng thành, dậy thì, những tương tác của con bắt đầu thay đổi. Bạn bè sẽ là đối tượng tác động trực tiếp và nhiều hơn với con. Lúc đó, bạn bè có thể sẽ thay thế dần vị trí của cha mẹ về tỉ lệ thời gian tương tác với con. Tuy nhiên, lúc này, gia đình lại càng đóng vai trò quan trọng đối với giai đoạn trưởng thành đầy nhạy cảm của con. Có một gia đình là chỗ dựa tinh thần và tin tưởng sẽ giúp con giảm tỉ lệ trầm cảm, các phản ứng tâm lý, đồng thời giúp con nhận thức về mình rõ hơn và xây dựng tinh thần tự chủ, độc lập cao. Từ đó, việc học của con cũng trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.


5, Gia đình giúp con cảm thấy hạnh phúc hơn trong những sự lựa chọn


Và khi những đứa trẻ lớn hơn, những tác động của gia đình vẫn sẽ lớn lên theo sự phát triển của trẻ. Việc tiếp tục gắn bó và tham gia vào các hoạt động gia đình luôn giúp gắn kết và duy trì sự phát triển không ngừng không chỉ của trẻ mà còn là những thành viên khác trong gia đình như chính cha mẹ, anh em. Sự hạnh phúc của các thành viên giúp con cảm nhận được sự hài lòng và cảm giác đủ đầy trong cuộc sống.



*Nguồn: Parenting for Brain

*Biên dịch: Đội ngũ biên dịch Nghề Cha Mẹ - Tổ chức Giáo dục IEG Global


Nghechame NghechameIEG Nghề Cha Mẹ IEG Global



Comments


bottom of page