Mỗi khi thông báo rằng mình đang mang bầu, chắc hẳn câu hỏi mà bố mẹ nghe thấy nhiều nhất chính là "trai hay gái?". Thay vì tổ chức những bữa tiệc công bố giới tính của đứa trẻ với những chùm bóng xanh hoặc hồng, nhiều bố mẹ đã quyết định bỏ qua việc đó đẻ giữ kín thông tin. Nhiều ngôi sao như Kate Hudson hay Angelia Jollie đã thế hiện sự ủng hộ của mình về việc nuôi dạy con cái mà không có sự áp lực về giới tính. Thụy Điển thậm chí còn thêm từ "hen" vào ngôn ngữ của họ để chỉ những đứa trẻ với "giới tính trung lập". Ngoài ra, sáu bang của Mỹ - California, Colorado, Michigan, New Jersey, Oregon và Washington - và các thành phố New York, Washington DC cho phép bố mẹ được điền "X" tại ô giới tính trong giấy khai sinh của con.
Vậy phương pháp nuôi dạy con "giới tính trung lập" là gì?
Nguồn video: parents.com
Phương pháp này được thể hiện bằng rất nhiều cách. Cách đơn giản nhất chính là giữ kín thông tin về giới tính của những đứa trẻ đến khi chúng tự nhận định bản thân là nam, nữ hay phi giới tính. Cách thứ hai được giới thiệu bới Christia Spears Brown - Tiến sĩ, Phó chủ tịch khoa thâm lý học tạo Đại học Kentucky - người đã rất thành công trong việc nghiên cứu phương pháp nuôi dạy "giới tính trung lập" và thực hành chúng ngoài đời. Cô cho phép con cái của minh được chọn đồ chơi, quần áo và hoạt động bất kỳ mà chúng muốn, không quan trọng màu sắc hay khi mọi người nói rằng những thứ này dành cho con trai/ con gái.
Cô nói rằng "Xã hội phân biệt giới tính sẽ không giúp những đứa trẻ thành công. Việc nuôi dạy con với phương pháp "giới tính trung lập" bồi dưỡng con với những kỹ năng và yếu tố để chúng trưởng thành và phát triển. Vì thế, những đứa trẻ sẽ thành công, bỏ qua việc xã hội nói chúng nên hay không nên làm gì."
Khi nào bố mẹ nên bắt đầu áp dụng phương pháp này?
Phương pháp này nên được bắt đầu càng sớm càng tốt. Darby Saxbe - Tiến sĩ, Phó giáo sư tâm lý học tại Đại học Văn thư, Nghệ thuật và Khoa học USC Dornsife - nói rằng "tính cách con trẻ được hình thành từ những trải nghiệm ban đầu khi não bộ, cơ thể, và nhận thức được hình thành. Những tác động bên ngoài, dù nhỏ nhất, cũng có ảnh hưởng đáng kể tới chúng." Chính vì thế khi áp dụng phương pháp "giới tính trung lập" với nhứng đứa trẻ, hãy cẩn thận từ màu sắc quần áo hồng hay xanh, hay những câu nói đơn giản như "cô công chua bé nhỏ của bố mẹ" cho những bé gái. Những ấn tượng nhỏ sẽ hình thành suy nghĩ và nhận định của đứa trẻ về việc chúng là ai.
Phương pháp này có ảnh hưởng như thế nào đến tính cách và giới tính con trẻ?
Tiến sĩ Brown nhận định rằng phương pháp trên yêu cầu bố mẹ thật sự hiểu ảnh hưởng của nó đến tính cách và giới tính của con cái họ. "Tất cả chúng ta đều được dạy rằng cần biết cách quan tâm người khác, suy nghĩ trên phương diện của người khác và thấu hiểu. Tuy nhiên, dường như những bé gái được dạy về điều này nhiều hơn những bé trai." Gần đây, phong trào khuyến khích các bé gái tham gia vào lĩnh vực khoa học được mở rộng và hưởng ứng. Việc phụ nữ được khuyến khích thử những công việc mang tính "đàn ông" ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, việc đàn ông được khích lệ tham gia những công việc của phụ nữ lại không được như thế. Tiến sẽ Saxbe tin rằng suy nghĩ này không chỉ làm mất đi phẩm chất của người phụ nữ mà còn gây bất lợi cho đàn ông. "Chúng ta muốn các bé gái làm những thí nghiệm hóa học nhưng lại không muốn các bé nam chơi chơi búp bê. Trên thực tế, học cách quan tâm người khác và tương tác mới chính là cách giúp xã hội trở nen tốt đẹp hơn." Nghiên cứu đã chứng minh rằng 85% mọi đứa trẻ đều tự xác định giới tính và sống thật với bản thân khi chúng lớn lên, mặc kệ sự cấm cản của bố mẹ hồi nhỏ, vì chúng tin vào những gì có giá trị thật sư.
Chúng ta có thể học điều gì từ phương pháp nuôi dạy con này?
Phương pháp "giới tính trung lập" có một mục tiêu chính: tạo nên một thế giới mà mọi đứa trẻ đều được sống thật mặc kệ những giới hạn xã hội. Kể cả khi một đứa trẻ làm theo những gì bố mẹ hay xã hội mong muốn, phương pháp trên nhằm tạo động lực để con dũng cảm làm theo ý mình khi lớn lên.
* Nguồn: Parents
* Biên dịch: Đội ngũ biên dịch Nghề Cha Mẹ - Tổ chức Giáo dục IEG
Commentaires