top of page

Cùng con vượt qua... "khủng hoảng"

Giải pháp nào định hướng cho cha mẹ và các con qua những giai đoạn khó khăn, khủng hoảng?


Trong quá trình trưởng thành và lớn lên, các con sẽ trải qua những khủng hoảng theo từng độ tuổi khác nhau. Những khủng hoảng đó có thể rất nhỏ nhặt, vì thế rất cần sự quan sát và chăm sóc kịp thời từ cha mẹ. Chúng ta lo ngại về cách con tiếp nhận và xử lý thông tin có thể ảnh hưởng đến tinh thần và tâm lý của con. Đó là một quan ngại hết sức hợp lý của các bậc cha mẹ. Trong bài viết này, IEG Global giới thiệu đến cha mẹ về những cách giao tiếp hợp lý với con, giúp cha mẹ có phương pháp đồng hành với con trong những giai đoạn khủng hoảng khi con đối diện các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.


Bài viết này có được sự cố vấn chia sẻ nội dung của chuyên gia tâm lý trẻ em và tâm thần sức khỏe của UNICEF, Tiến sĩ Marcia Brophy, để cung cấp hướng dẫn cho các bậc cha mẹ trong tình huống khác nhau.


Nghechame NghechameIEG Nghề Cha Mẹ IEG Global

Làm thế nào để bảo vệ và hướng dẫn các con khi chính cha mẹ đôi khi cũng lúng túng?

Cảm thấy lo lắng hay lúng túng là một phản ứng tự nhiên đối với một tình huống bất thường - bất kể đó là trẻ em hay người đã trưởng thành. Trước hết hãy thấu hiểu các con đang trải qua những điều gì và cha mẹ hãy nhớ luôn để con có không gian để suy ngẫm và xử lý thông tin dần dần. Bởi trẻ luôn có khả năng nhận biết được dấu hiệu của cảm xúc chính mình và cả những người xung quanh. Vì thế, điều đầu tiên cần làm là cha mẹ phải luôn giữ tinh thần bình tĩnh và cho con dấu hiệu để con biết những phản ứng cảm xúc lo lắng là bình thường và tự nhiên trong cuộc sống. Hãy trở thành một người “đồng minh” của con để con cảm thấy cha mẹ đang đồng hành với con để vượt qua chuyện này.


Làm cách nào để con trở nên bình tĩnh và cảm xúc dịu nhẹ hơn?

1/ Lời khuyên bắt đầu từ hơi thở, hãy tập trung vào hơi thở. Hơi thở sẽ giúp cho chúng ta giữ được sự bình tĩnh. Với các con, cha mẹ có thể hướng dẫn con hít thở và tập trung vào hơi thở như một trò chơi nhẹ nhàng. Hít vào và thở ra và chú tâm vào hơi thở đó có thể khiến cho con học được cách nhận diện trạng thái cảm xúc của mình tốt hơn.


2/ Cố gắng duy trì một phần nào đó của lịch trình hàng ngày như việc đi ngủ hoặc ăn vào cùng một thời gian. Mặc dù điều này có thể rất khó khăn, nhưng điều này sẽ giúp con cái của chúng ta cảm thấy kết nối hơn với cuộc sống thường nhật trước đó – khi mà con chưa rơi vào khủng hoảng hay khó khăn. Một giấc ngủ tốt sẽ giúp con có sức khoẻ thể chất tốt hơn và từ đó sức khoẻ tinh thần cũng được cải thiện.


3/ Đôi khi, trước những khủng hoảng của con, cha mẹ phải học cách chấp nhận rằng mình không có câu trả lời cho mọi vấn đề. Trong những tình huống này, cha mẹ nên thành thật với con và cho con cảm giác “con không cô đơn”, con luôn có người đồng hành để vượt qua những khó khăn tạm thời này như hành trình của sự trưởng thành mà ai cũng đều phải trải qua.


4/ Giúp con bày tỏ nỗi sợ hãi và lo lắng

Không điều gì tốt hơn trong những tình huống tiêu cực và tệ hại là được chia sẻ và lắng nghe bởi những người mình tin tưởng. Cha mẹ đơn giản có thể bắt đầu bằng việc hỏi trẻ xem các con hiểu gì hoặc cảm thấy thế nào. Có thể chỉ những câu hỏi thôi sẽ không đủ để khiến con nói lên cảm xúc của mình. Lúc đó, cha mẹ sẽ cần nhiều kiên nhẫn và chờ đợi hơn tuỳ vào những tình huống khác nhau: có thể con sẽ muốn một mình để xử lý thông tin trước. Đôi khi chỉ cần ngồi cùng con khi con vẽ tranh hoặc chơi đồ chơi sẽ giúp con tìm ra cách truyền đạt cảm xúc của mình, ngay cả khi bản thân con không hoàn toàn nhận thức được điều đó.


Và cha mẹ hãy nhớ rằng, trong những giai đoạn phát triển rất nhạy cảm của con…


5/ Đừng bao giờ ép con phải kể hết mọi thứ cho cha mẹ

Có thể con chúng ta không muốn bị làm phiền trong những lúc cảm thấy không ổn. Các con hiểu mình cần không gian riêng tư để xử lý thông tin và sẽ trở lại khi đã sẵn sàng. Nếu vậy thì chẳng có lý do gì để buộc con phải bày tỏ bất cứ điều gì vào lúc này. Đừng bao giờ ép con nói mà hãy nói với chúng rằng cha mẹ sẽ ở đó để lắng nghe. Trẻ có thể vô cùng xúc động hoặc khó chịu nhưng thực sự cần một cảm được chấp nhận và tôn trọng với lựa chọn của chính con.


Hãy để ngỏ cánh cửa cho những cuộc trò chuyện trong tương lai với các con. Con có thể tìm đến cha mẹ bất cứ lúc nào khi con đã sẵn sàng.


*Nguồn: Unicef & Healthy Children

*Biên dịch: Đội ngũ biên dịch Nghề Cha Mẹ - Tổ chức Giáo dục IEG Global


Nghechame NghechameIEG Nghề Cha Mẹ IEG Global


 
 
 

Comments


bottom of page