Các quy tắc hiệu quả thì không bao giờ lỗi thời, vì chúng luôn phù hợp trong gia đình. Thế nhưng, làm sao cha mẹ có thể dựng lên bộ khung các quy tắc ở nhà hiệu quả cho con trẻ? Dưới đây là một số mẹo của để giúp các phụ huynh thiết lập các quy tắc:
Trong một câu chuyện gia đình ở Ấn Độ, 'Nội quy gia đình' là một tấm biển được đóng khung cẩn thận trên tường. Trong bộ nội quy đó, có khoảng 10 quy tắc, từ hiển nhiên đến hơi “kỳ quặc”. Những đứa trẻ của gia đình trong câu chuyện dường như thuộc lòng hết các quy tắc kia. Người mẹ cười khi đứa cô bé út đứng giải thích một quy tắc cho anh trai, rằng "Nếu anh lấy một món đồ ra, hãy đặt nó lại". Cô bé nhắc tới quy tắc đó khi người anh lấy bộ Lego ra chơi và để nguyên tại đó rồi chạy chơi một trò khác.
Thật lòng mà nói, các quy tắc chính là một phần và cốt lõi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ta làm theo quy tắc ở khắp mọi nơi - từ trên đường đến nơi làm việc cho đến bàn ăn. Các quy tắc giúp duy trì và giữ trật tự, và tầm quan trọng của chúng trong việc duy trì trật tự ở nhà cũng không kém phần quan trọng. Tuy nhiên, nhắc nhở trẻ tuần theo những bộ quy tắc được đóng khung trên tường nhà hoàn toàn không phải một điều dễ dàng.
Dưới đây là bảy mẹo đơn giản mà cha mẹ có thể sử dụng để đưa ra các quy tắc giúp con dễ nhớ và làm theo:
Làm thật đơn giản
Mặc dù việc nói tới một loạt khía cạnh trong một quy tắc gia đình nghe có thể hấp dẫn, nhưng hãy tránh làm mọi thứ phức tạp. Giữ cho quy tắc của cha mẹ ngắn gọn và đơn giản, tới mức càng ít càng tốt.
Hãy tiếp tục sửa đổi các quy tắc và yêu cầu trẻ lặp lại tương tự bất cứ khi nào có vấn đề phát sinh.
... và thật thực tế
Phụ huynh đôi khi có thể phải cân nhắc về tính tình cũng như thời điểm trong gia đình trước khi đưa ra các quy tắc. ‘Làm bài về nhà rồi mới được chơi’ sẽ không hiệu quả nếu tụi nhỏ có các hoạt động ngoài chương trình học mà kéo dài cả tối. Hãy ghi nhớ tính thiết thực khi cha mẹ đề ra các quy tắc trong nhà để con cái dễ dàng tuân theo.
Đưa ra bộ ba quy tắc
Bộ ba quy tắc ba dường như luôn hiệu quả vì ba thứ thì thường dễ nhớ hơn là cả chục thứ. Đưa ra ba quy tắc Nên làm và ba quy tắc Không nên làm. Một ý tưởng khác là bố mẹ đưa ra chỉ ba quy tắc mà không bao giờ được phép thoải hiệp bằng bất kỳ giá nào dù có là bất kì ai, khi nào, cái gì, ở đâu hoặc như thế nào đi chăng nữa. Ví dụ, quy tắc 'Luôn luôn đúng giờ'. Cha mẹ cũng có thể cá nhân hóa và đưa ra ba quy tắc phù hợp với lứa tuổi cho từng trẻ. Điều quan trọng ở đây là đưa ra các quy tắc cần thiết và nên được tùy chỉnh để phù hợp với nhà mình và các thành viên trong gia đình.
Ghi rõ thành chữ
Một ý hay là dán các quy tắc ở các nơi khác nhau trong nhà. Ví dụ, quy tắc ‘dọn dẹp hàng ngày lúc 8 giờ tối', có thể được dán trên cửa phòng chơi hoặc tủ đồ chơi. Phụ huynh cũng có thể tạo một bức tranh treo tường hấp dẫn trong phòng khách bằng cách gõ tất cả các quy tắc và cho đóng khung đẹp mắt với tiêu đề 'Quy tắc gia đình nhà A' hoặc ‘Trong nhà ta, mỗi người cần ...'
Hãy nhất quán
Mặc dù sẽ có ngày mà chính cha mẹ không muốn tuân theo các quy tắc nhất định trong một cuối tuần lười biếng, một ngày đi làm quá bận rộn hoặc khi tâm trạng thất thường, nhưng hãy cố gắng hết sức để duy trì sự nhất quán. Trẻ em “ngửi thấy” sự mâu thuẫn của cha mẹ và sẽ lợi dụng điều đó bằng cách lách hoặc thậm chí vi phạm các quy tắc đã đề ra. Vì vậy, nếu đó là 'Đánh răng trước khi đi ngủ', thì hãy đảm bảo rằng quy tắc này được tuân thủ nhất quán vào mọi ngày trong năm, “dù mưa hay nắng”.
Cha mẹ phải làm thì con mới noi theo
Ví dụ quy tắc ‘Không dùng điện thoại trong giờ ăn’ sẽ không hiệu quả nếu một trong hai cha mẹ chăm chăm sử dụng điện thoại trong khi dùng bữa cùng nhau. Phụ huynh hãy tự “thống nhất nội bộ” về những quy tắc nào sẽ được áp dụng. Khi cha mẹ bị chia thành 2 “phe” vì chính các quy tắc mà chính mình đưa ra, con trẻ sẽ không còn làm theo bố mẹ nữa. Các cuộc tranh luận nảy ra giữa 2 “phe đối lập” và toàn bộ mục đích của những quy tắc để đảm bảo một “gia đình bình yên” sẽ đổ sông đổ bể. Vì vậy, cha mẹ hãy ngồi lại cùng nhau trước khi thống nhất một danh sách các quy tắc và chỉ chọn đưa ra quy tắc mà cả hai có thể nhất trí.
Để con nắm rõ phần thưởng hoặc hậu quả
Con trẻ có xu hướng tuân thủ các quy tắc tốt hơn nếu chúng được khuyến khích bằng phần thưởng vì đã làm theo các quy tắc một cách nhất quán. Phần thưởng có thể là bất cứ thứ gì từ mấy bộ sticker (hình dán) giúp con theo dõi tiến độ thực hiện quy tắc đến việc chiêu đãi lũ trẻ bữa ăn mà chúng yêu thích vào cuối tháng! Tương tự, hậu quả của việc vi phạm quy tắc cũng phải được xác định rõ ràng trong. Ví dụ, nếu bất kì ai làm vỡ đồ chơi hoặc đồ của người khác, người đó sẽ phải tự bỏ tiền túi ra và mua lại hoặc là sửa món đồ đó.
Việc rõ ràng về các quy tắc, phần thưởng và hậu quả sẽ giúp mọi cá nhân trong gia đình, bao gồm cả con trẻ, thực hiện quy tắc một cách nghiêm túc và ít phản kháng nhất. Mặc dù tụi nhỏ có thể phản đối hoặc thường xuyên phá vỡ các quy tắc, nhưng đừng để điều đó làm chính bậc cha mẹ như chúng ta thất vọng. Hãy tỏ ra cứng rắn nhưng vẫn lịch sự, và trước khi nhận ra điều này, ta sẽ tự hào và vui mừng khi thấy một gia đình nề nếp.
* Nguồn: Parent Circle
* Biên dịch: Đội ngũ biên dịch Nghề Cha Mẹ - Tổ chức Giáo dục IEG
Comments